Wosulin-R

Wosulin-R
Thông tin sản phẩm
Thành phần
Dược lực học
Liều lượng
Dược động học
Chỉ định
Chống chỉ định
Thận trọng
Chống chỉ định:
Dị ứng với insulin bò hoặc lợn hoặc với các thành phần khác của chế phẩm (metacresol/protamin/ methyl-parahydroxybenzoat).
Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.
Thận trọng:
Những triệu chứng báo hiệu sớm hạ đường huyết sẽ nhẹ và thậm chí bị che giấu hoàn toàn trong thời gian dùng insulin người. Cần nói rõ cho người bệnh biết.
Mũi tiêm dưới da cần phải đủ độ sâu (chọc kim vuông góc với mặt da); phải luân chuyển vị trí tiêm; tại nơi tiêm, các mũi tiêm phải cách xa nhau.
Tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch chỉ được dùng trong điều trị cấp cứu.
Trong các ngày đầu theo dõi đường huyết nhiều lần trong ngày để quyết định liều lượng thích hợp và sự phân bố thích hợp trong ngày.
Thời kỳ mang thai:
Insulin, một hormon tự nhiên, là thuốc hàng đầu để điều trị đái tháo đường tụy ở phụ nữ mang thai nhằm tránh dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nếu đái tháo đường xuất hiện trong thời kỳ mang thai thì người mẹ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt bằng insulin và phải được thầy thuốc chuyên khoa theo dõi chặt chẽ.
Insulin động vật qua nhau thai người dưới dạng phức hợp insulin - kháng thể và lượng ngấm qua nhau thai tỷ lệ thuận với lượng kháng thể kháng insulin ở người mẹ.
Không được dùng insulin có khả năng gây miễn dịch cho các phụ nữ có khả năng mang thai.
Nếu phải dùng insulin thì tốt nhất nên bắt đầu từ trước khi thụ thai để tránh có sự thay đổi đột ngột trong thời kỳ mang thai. Nhu cầu insulin ở người mang thai thường giảm trong nửa đầu thai kỳ và tăng trong nửa cuối thai kỳ.
Thời kỳ cho con bú:
Insulin không qua sữa mẹ và dùng an toàn khi cho con bú. Nhu cầu về Insulin của người mẹ có thể giảm xuống trong thời kỳ cho con bú.Tương tác thuốc:
Các thuốc có tác dụng giảm đường huyết có thể làm giảm nhu cầu insulin: Các steroid tăng đồng hóa, aspirin, fenfluramin, các thuốc ức chế monoamin oxydase, octreotid, các thuốc ức chế men chuyển (captopril), guanethidin, mebendazol, oxytetracyclin.
Các thuốc có thể làm tăng nhu cầu về insulin: Adrenalin, clorpromazin, thuốc tránh thai, các thuốc lợi niệu nhóm thiazid, hocmon giáp, salbutamol, terbutalin, corticoid.
Các thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin: Rượu, các thuốc ức chế beta, cyclophosphamid, isoniazid.
Không được dùng kết hợp insulin với các amin kích thích giao cảm cho phụ nữ mang thai. Người bệnh đái tháo đường không bài tiết được insulin đầy đủ để chống lại tăng đường huyết do các thuốc cường giao cảm beta gây ra và điều này có thể gây toan huyết và dẫn tới tử vong.
Độ ổn định và bảo quản:
Bột insulin phải được bảo quản trong các lọ kín, tránh ánh sáng. Ðể ở nơi có nhiệt độ thấp ( - 20 độ C đến 8 độ C). Các chế phẩm insulin để tiêm phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, nhưng không được để đông băng. Với cách bảo quản như trên thì tác dụng của thuốc được bảo tồn ít nhất là 2 năm.
Người bệnh có thể giữ các chế phẩm insulin ở nhiệt độ tới 25 độ C trong vòng 1 tháng. Phải dặn người bệnh không được để các lọ thuốc hay hộp thuốc ở nơi nóng và phải tránh bị chiếu nắng.
Trước khi rút một liều thuốc ra khỏi lọ cần phải lắc nhẹ lọ thuốc và nếu thuốc được bảo quản trong tủ lạnh cần đưa về nhiệt độ bình thường.
Quá liều và xử trí:
Hậu quả chính của quá liều là hạ đường huyết với các triệu chứng nhược cơ, cảm giác đói, vã mồ hôi toàn thân, nhức đầu, run, rối loạn thị giác, dễ bị kích thích, lú lẫn và rồi hôn mê do hạ đường huyết. Các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện hạ đường huyết là rượu, đói, hoạt động thể lực quá mức so với thường ngày, nhầm liều, do tiêm bắp, đổi dùng từ dạng insulin hòa tan thông thường sang loại insulin đơn loài tinh khiết cao hay do tương tác thuốc.
Việc điều trị quá liều gồm truyền tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 30% để đưa đường huyết về mức bình thường và nếu cần thiết thì kết hợp với dùng glucagon theo đường tiêm bắp/tĩnh mạch/dưới da (1 mg đối với người lớn; 0,5 mg đối với trẻ em và có thể nhắc lại liều này sau 20 - 25 phút, nếu cần). Trước, trong và sau quá trình điều trị cần theo dõi sát đường huyết.
Tương tác
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Thường gặp, ADR > 1/100
- Hạ đường huyết: Triệu chứng báo hiệu sớm hạ đường huyết sẽ nhẹ và thậm chí bị che giấu hoàn toàn trong thời gian dùng insulin người.
- Phản ứng tại chỗ: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí).
- Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân: Nổi mày đay, phản ứng phản vệ, phù mạch.
- Hạ kali huyết.
- Teo mô mỡ ở chỗ tiêm thuốc dưới da (thường hay gặp hơn khi dùng thuốc insulin thông thường).
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các phản ứng tại chỗ sẽ dần hết trong quá trình điều trị.
Teo lớp mỡ dưới da: Có thể điều trị khỏi bằng cách tiêm insulin động vật tinh khiết hơn hay insulin người vào trong hay xung quanh chỗ bị teo.
Phì đại mô mỡ: Có thể tránh được bằng cách luân chuyển chỗ tiêm thuốc.
Hạ glucose huyết: Người bệnh phải biết các dấu hiệu báo trước (thí dụ ra mồ hôi, hoa mắt, run) và có thể vượt qua được bắng cách ăn thức ăn hoặc uống nước ngọt.
Quá liều
Tác dụng phụ
